Vén màn bí mật về 5 điều cực nhất khi làm cho công ty quản lý nghệ sĩ của K-Pop
1.7K 0 0
Nhiều fan của K-Pop tự hỏi “Làm việc trong công ty quản lý nghệ sĩ thì sẽ thế nào? Và những nhân viên đã & đang làm này sẽ vén bức màn bí mật ấy cho bạn.
Nhiều fan của K-Pop tự hỏi “Làm việc trong một công ty quản lý nghệ sĩ trong giới giải trí thì sẽ thế nào?”, "Có thể nó mang lại nhiều cơ hội cho họ khi được làm việc gần hơn với bias của mình?", "Nó sẽ mang tới nhiều tình yêu và niềm đam mê trong việc ủng hộ K-Pop và nền công nghiệp giải trí?" Trên một forum của người Hàn, những nhân viên cáu bẳn, những người đã và đang làm trong các công ty giải trí nhóm nhạc thần tượng đã chia sẻ sự thật, vén bức màn bí mật ấy. Họ đã đưa ra 5 điều khó khăn nhất khi làm việc tại đây.
Làm việc quá giờ và vào kỳ nghỉ
Những nhân viên chia sẻ rằng vì giới giải trí luôn xảy ra 24/7, không chuyện này cũng chuyện kia nên những công ty giải trí không có thời gian off. Thậm chí vào cuối tuần, trong ngày nghỉ, họ vẫn phải và luôn dõi theo nghệ sĩ của mình. Một vài công ty giải trí yêu cầu nhân viên của mình tham gia fanmeeting, quay chương trình âm nhạc, concert và những sự kiện liên quan tới nghệ sĩ khác mà nghệ sĩ mình tham gia. Điều này lấy đi thời gian về đêm, cuối tuần và cuộc sống cá nhân thường ngày của những nhân viên này.
Chịu quá nhiều căng thẳng
Theo lời của những nhân viên này, có một sự căng thăng không thể diễn tả để ‘mọi thứ không bị rối tung lên’ – đặc biệt vào thời điểm mà thế giới đang sống với công nghệ hiện đại như hiện nay. Chỉ một lỗi gõ phím, tin nhắn gửi nhầm, một đường link dẫn URL không đúng, một cái tweet, một bình luận, và bất cứ thứ gì đều có thể dẫn đến trường hợp kích động các fan. Các nhân viên này ngồi trên ghế của họ suốt 365 ngày trong năm. Họ luôn trở nên nhạy cảm với mọi thứ, thậm chí có khi còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Những nhân viên này chia sẻ “Điều này có thể nghe thật dễ dàng nhưng công việc này luôn đòi hỏi chúng tôi phải hoàn hảo. Do đó mà áp lực luôn tồn tại. Không ai muốn chịu trách nhiệm về những tài khoản truyền thông xã hội của các nghệ sĩ bởi đó là nơi nguy cơ xảy ra nhiều nhất”.
Thỏa hiệp với việc bị ghét
Một cư dân mạng nói rằng “Bạn mình từng làm ở công ty quản lý. Với thời gian của cô ấy làm cùng công ty thì các fan bằng cách nào đó đã tìm ra tên bạn mình, và bạn ấy trở thành gương mặt quen thuộc. Từ đó, khi bất cứ điều gì trở nên tồi tệ, họ trách mắng cô nàng. Giờ khi bất cứ ai đánh tên cô ấy, kết quả hiện ra là những tin nhắn đầy sự tức giận và căm ghét từ các fan. Người bạn ấy đã kết thúc phát triển công việc này trong sự lo lắng.
Nhận ra rằng việc mình làm không được chú ý tới
Nhiều nhân viên cũng đồng ý rằng nhiều công việc họ làm thường không được chú ý tới – và trong một quá trình dài, điều đó trở thành động lực khiến họ thấy chán nản việc làm trong ngành công nghiệp giải trí. Một nhân viên từng làm trong công ty giải trí nói rằng “Nếu, ví dụ, một nghệ sĩ tạo ra tranh cãi, nghệ sĩ đó sẽ không là người xin lỗi. Mà là mình. Nghệ sĩ sẽ tiếp tục cuộc đời của bản thân, dành thời gian nghỉ ngơi cho tới khi mọi việc êm xuôi lắng xuống hoặc bất cứ điều gì, nhưng mình thì phải cố gắng đối phó với sự khủng hoảng này. Liệu mình có được biết ơn vì kiểm soát những điều này? Không. Liệu mình sẽ được trả tiền? Không luôn. Vì nó là một phần của công việc”
Nhân số tiền xoàng xĩnh
Cuối cùng, những nhân viên này đều bình luận rằng lương trung bình không xứng đáng với những khó khăn mà họ trải qua. Hầu hết các cư dân mạng với trải nghiệm trong nền công nghiệp này chia sẻ “Không có phần trả phụ thêm cho việc làm ngoài giờ hoặc vào kỳ nghỉ. Không trả thêm cho các công việc và mọi thứ dù làm như một người đa năng”. Họ gọi công việc đó là “vị trí lao động khổ cực về thể chất lẫn tinh thần với đồng lương xoàng xĩnh”.
Nguồn:Koreaboo
Ying
3 người theo dõi
Từ khóa: