'Trò đùa' vs 'Tán tụng', sự khác biệt về nhận thức của người phương Tây dành cho Psy & BTS
788 0 0
Sẽ không ai nghĩ nhiều thứ từ Psy trở thành trò cười và bạn sẽ ngạc nhiên về lý do của nó. Trái lại, BTS khiến người phương Tây thay đổi và hết lời khen tặng.
Về cơ bản, với Psy, người Mỹ luôn cho phản ứng “Haha, Con trai Châu Á buồn cười quá đi mất, Haha” khi xem anh ấy biểu diễn. Trong khi họ cũng chẳng rõ lời bài hát. Psy, Psy là “trò đùa”. Với tư cách là người Hàn Quốc, Psy không thích kiểu thịnh hành như thế. Nếu Psy nổi tiếng theo kiểu đó thì đấy là do nhận thức của người phương Tây về Psy. Tôi đã nghe nhạc của Psy từ nhỏ tới giờ. Với tôi, âm nhạc của anh ấy tinh tế, mang sắc thái riêng, thật sự tiến bộ, anh để lại dấu điểm của một nhà chính trị tốt, cả mảng xã hội nhưng vẫn có 'sự nực cười’ trong đó dù ai cũng biết anh không phải người gây cười. Vì vậy, tôi nghĩ mọi người đã ‘lợi dụng’ Psy, Psy là một “trò đùa” vào thời điểm đó. Từng này thôi cũng khiến tôi nghĩ “Chắc Psy khó chịu lắm. Psy-nim~ xin đừng khó chịu quá~". Psy mà nước Mỹ cảm nhận, so với biểu hiện “Woa, một người được kính trọng” hay “Woa~ tài năng của anh thật đáng kinh ngạc” thì lại là “Haha, hóa ra đây chính là xu hướng~ Dù không hiểu anh ta hát gì nhưng haha, thú vị thật!”.
Đó có vẻ là nỗi lo lắng về BTS của tôi. Sự lo lắng dành cho BTS... dưới góc nhìn của người phương Tây. Họ sẽ xem BTS và đưa ra phản ứng kiểu “Oh! Lại thêm những kẻ mạnh của Châu Á xuất hiện!”, “Oh, chúng ta không thể hiểu được ngôn ngữ của họ. Haha”, “Hãy thử xem MV lố lăng đó nào~”, “Oh~ K-POP thật kỳ lạ~~”, “K-Pop đến giờ lại tỏa sáng trong nền văn hóa phương Tây thế này”. Các fan K-POP sống ở Mỹ lại phán đoán thế kia với các non-fan. “Oh~ Cái này lạ thật~ Tại sao bài hát nước ngoài lại...”, “Đến cả nội dung lời nhạc là gì cũng không biết~”. Tất cả đều được phán đoán như thế chỉ với lý do họ thích K-Pop.
Tuy nhiên, tôi đã xem “The Tonight Show Starring Jimmy Fallon”, khoảng thời gian thoải mái và họ tận hưởng nó. Tôi cũng xem cả “Good Morining America” và nghĩ rằng “Cái này hoàn toàn khác. Nó không giống trước đây". Đương nhiên, họ xuất hiện vì Thị trưởng nhưng theo một quan điểm rất tích cực. Chương trình BTS xuất hiện được lên sóng theo hình thức One Direction trước đây từng lên sóng. Nó giống với kiểu mà Justin Bieber và Fifty Harmony lên truyền hình nữa.
Chương trình mà BTS xuất hiện, họ không xuất hiện bởi là “trò đùa” bị coi thường mà thật sự là do “sự lớn mạnh”. Cả nước Mỹ giờ không thể phủ nhận việc K-Pop đã lớn mạnh thế nào. Đương nhiên, tôi biết cũng có nhiều tranh luận nói “BTS làm nên lịch sử cho K-Pop nên họ là nhất”. Một vài người thích BTS nhất, một vài người lại thích nhóm khác nhất, nhưng theo tôi, điều này liên quan tới “thời điểm”.
Tôi lần đầu tiên nghĩ BTS chính là nhóm K-Pop dẫn đầu trong lĩnh vực “không gây cười” thêm nữa cho người Mỹ. Bởi giờ tôi biết, người phương Tây tuyệt đối không nói hàm hồ về BTS . Họ đưa ra những phản ứng tích cực “Tôi chú ý vào tài năng của họ~”, “Yeah~ Thật là hay á~”. Thậm chí cả khi không hiểu nội dung bài hát, họ cũng nói “Để xem~ mọi người đều thích nhỉ. Không còn những điểm gây cười nữa rồi. Vũ đạo của họ thật sự ấn tượng”.
Khác hẳn với thời của Psy... Thật sự có nhiều thứ trở thành trò cười. Nhảy “vũ đạo cưỡi ngựa”, “Oh~ Psy~ Anh ta mặc trang phục thật lố lăng~”. Yếu tố trò cười liên quan tới Psy thật sự nhiều. Tuy nhiên, BTS lại ở lĩnh vực hoàn hảo không thể trở thành trò cười cho thiên hạ dù kẻ nào có nhẫn tâm tới đâu muốn bỡn cợt họ đi chăng nữa. Psy sẽ hiểu việc mình là người tiên phong của xu hướng văn hóa. Cả thế giới ‘lợi dụng’ Psy theo kiểu đó, sự thật về việc anh trở thành trò cười khiến tôi buồn nhưng... nếu các bạn hỏi kiếm được bao nhiêu theo concept hài hước như thế thì thành thật mà nói, nó ở mức mà dù về ở ẩn bây giờ cũng không lo bị đói khát.
Tôi đã xem trên YT video của BTS xuất hiện trong “Good Morning America”. Vì vậy, tôi cũng xem chút bình luận và có chút sợ hãi. (Sợ có bình luận ác ý). Nhưng trái với suy nghĩ của tôi, chủ yếu là những bình luận “Woa Woo! Tôi chưa từng nghe về BTS nhưng hôm nay xem chương trình thì có sự say khá nhẹ với họ”, “Mình đã cảm động trước BTS” khiến tôi nghĩ “Woa Woo! Hóa ra họ không hề ghẹo BTS vì là người Châu Á”. Và vì chúng ta đang ở xã hội “Việc trêu ghẹo người Châu Á hoàn toàn không thú vị gì” nên điều này là dễ hiểu.
Đây cứ như một “watermark” của xã hội ở Mỹ. Mọi người sẽ không thừa nhận nó. Tuy nhiên, những người Châu Á luôn trở thành mục tiêu của những câu đùa giỡn, bỡn cợt. Những người khác luôn ghẹo người Châu Á nhưng lại trở nên thân thiết với họ, thật sự có những trường hợp như thế. Tôi nhớ khi còn nhỏ, tôi không có bất cứ sự căng thẳng nào giữa mối quan hệ với người da trắng hay da đen. Tôi tìm thấy điểm hợp để khớp với họ, thậm chí có đùa giỡn cũng không hề cãi vã, chúng tôi luôn hài hòa với nhau.
Hình ảnh: Internet
Nguồn: Nate
Ying
3 người theo dõi