Mối quan hệ tiền bối - hậu bối ở Hàn Quốc có giống như trong các bộ phim mà bạn đã từng xem?
904 0 0
Từ Sunbae nim không còn xa lạ gì với mọt phim Hàn hay những bạn yêu thích nền văn hóa của Hàn Quốc nữa, vậy bạn đã biết mối quan hệ đó là như thế nào không?
1. Quan hệ tiền bối – hậu bối không phân biệt tuổi tác
Nếu như ở Việt Nam cái khái niệm đàn anh, đàn em, khóa trên, khóa dưới trong trường học thường dựa vào độ tuổi. Người nhỏ tuổi hơn phải có những cư xử đúng mực, lễ phép với người nhiều tuổi hơn. Nhưng ở Hàn Quốc thì khác, quan hệ tiền bối – hậu bối không phân biệt tuổi tác. Dù nhỏ tuổi hơn nhưng có kinh nghiệm trước, vào học trước thì các đàn em có lớn hơn bao nhiêu tuổi vẫn phải cúi đầu chào cung kính.
Các nghệ sĩ cúi đầu chào khán giả
Thậm chí là chào hỏi nhau 1 cách lễ phép
2. Trách nhiệm và nghĩa vụ của tiền bối – hậu bối
Các bậc tiền bối phải có trách nhiệm nâng đỡ, giúp đỡ những thế hệ hậu bối đi sau. Trong trường hợp các dịp sinh hoạt đồng môn, nơi gặp gỡ của các tiền bối, hậu bối. Các tiền bối đã ra trường sẽ có trách nhiệm hướng dẫn, giới thiệu việc làm cho hậu bối. Đối với các bậc tiền bối đã có công việc ổn định cũng sẽ là người trả tiền cho các bữa ăn.
Còn trách nhiệm của những hậu bối là gì? Những hậu bối phải lễ phép, gặp phải cúi đầu chào và nghe những lời khuyên răn từ tiền bối.
Các nghệ sĩ trong nhóm nhạc Idol Kpop một khi đã bị ghép vào tội coi thường, không tôn trọng các tiền bối thì rất khó lấy lại hình ảnh đẹp đã gây dựng trước đó. Từng hành động dù là nhỏ nhất của thần tượng hay nghệ sĩ đều có ảnh hưởng lớn đến các fan. Việc các nghệ sĩ thiếu lễ phép với những tiền bối có tuổi nghề nhiều hơn sẽ tạo nên tấm gương xấu cho người hâm mộ. Việc cư xử lễ phép đối với các tiền bối cũng là một trong những chuẩn mực để đánh giá đạo đức của con người trong xã hội Hàn Quốc.
3. Mối quan hệ tiền bối – hậu bối trong nhà trường, công ty như thế nào?
Khi mới vào làm việc ở trong công ty Hàn Quốc bạn cũng nên ghi lại cơ cấu tổ chức nhân sự và nhanh chóng nhớ tên tuổi, chức vụ của những người Hàn Quốc làm cùng. Làm ở công ty thì không gọi là 선배님 (son-bae-nim) như trong trường học hay “anh, chị” như ở Việt Nam mà phải gọi bằng chức vụ như “사장님, 실장님, 대리님” (sa-chang-nim, sil-chang-nim, tê-ri-nim)…
Dù ở môi trường nào thì ngoài năng lực, sự khéo léo trong giao tiếp, ứng xử, cách điều hòa các mối quan hệ xã hội cũng sẽ là các “vũ khí” giúp bạn thành công trong công việc và cuộc sống.
Source: Tổng hợp
Editor: KN
QK Ngân
3 người theo dõi