Chia sẽ FB

Bình luận 0

K-POP

Lý giải cho sự hiện diện như 'rừng nguyên sinh' của anh hùng bàn phím' từ việc tự sát của Goo Hara

56   0   0

Những nghi vấn không ngừng xuất hiện vì sao anh hùng bàn phím lại đưa ra những lời ác ý, mang tính kích thích dành cho các nghệ sĩ không chút nhượng bộ?

loi ac y  - image 1

Vào ngày 26, sự thật về ca sĩ Goo Hara đã đưa ra lựa chọn tiêu cực cho cuộc đời mình và khiến công chúng bị sốc. Cuộc sống vẫn còn sau tự sát và thật may vì cô nàng đang dần hồi phục trở lại. Công chúng trước tình cảnh ấy đã để lại những lời ủng hộ cho Goo Hara. Nguyên nhân của sự tiêu cực này vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, mọi người chỉ biết sự việc cô nàng phải trải qua qua tranh chấp từ tháng 8 năm ngoái với bạn trai cũ nào là quay clip lén, bạo hành, uy hiếp, v.v... Goo Hara thật sự có những ngày khó khăn, với cô ấy thì đây cũng đủ để lại vết thương lớn trong lòng. Song song, cô nàng còn phải chịu đựng những lời nói ác ý, điều này có lẽ đã trở thành giọt nước làm tràn ly.

loi ac y  - image 2

 Lời ác ý không đạo đức, những con người chịu tổn thương

Những lời ác ý vượt quá đạo đức nhắm tới nghệ sĩ không chỉ là việc của hôm qua hay hôm nay. Những người ẩn mình sau những cái tên giả danh, sau bàn phím kia để gõ những lời nói không hay trên trang báo mạng vẫn có mỗi ngày chẳng hề biến mất. Điều này không chỉ xảy ra với những nghệ sĩ hay người nổi tiếng mà chúng ta, ai cũng có thể là kẻ bị hại. Lời ác ý không dừng lại ở đây, nó còn được 'tiến hóa' đến tận mức 'cyberbullying' (bắt nạt ảo). Tình cảnh trở thành việc mà ta không thể bàng quan thêm được nữa.

Nếu xem 'Bản báo cáo về những uy hiếp trên mạng năm 2018' mà Sở cảnh sát cung cấp thì tội phạm hủy hoại danh dự-nhục mạ trên mạng theo chuẩn năm 2018 gồm 15 triệu 926 nghìn vụ, tăng khoảng 20%. Đặc biệt có đa số các vụ được giảm không tố cáo mà chỉ số thực tế chỉ dừng ở mức đó, không thì dự sẽ cao hơn.

Ngoài ra, theo kết quả điều tra của Hội đồng thông tấn truyền hình Viện xã hội thông tin Hàn Quốc trong bản 'Kết quả điều tra tình trạng thực tế của bắt nạt ảo năm 2018', tỷ lệ bắt nạt ảo của người dùng internet là 32.8%, tăng 6.8 so với năm ngoái. Số vụ phát sinh 'bắt nạt ảo' và tỷ lệ xảy ra rất cả đều tăng dần lên. Cứ 3 người thường thì có 1 người nói mình rơi vào tình trạng 'bắt nạt ảo'.

Người thường ở mức này thì có lẽ với nghệ sĩ còn nghiêm trọng hơn nữa.

Tuy nhiên, không phải nghệ sĩ nào cũng ở yên một chỗ chịu trận vì cách đây không lâu cũng có những người không chịu được 'bắt nạt ảo' thêm được đã đứng ra xử lý mạnh tay. Những nghệ sĩ đang có phương châm cảnh cáo mạnh tay như tố cáo không nhân nhượng về 'bắt nạt ảo' như phát tán những điều không đúng sự thật hay hủy hoại danh dự, nhục mạ, v.v.... liên quan tới các vấn đề xã hội đang trở nên gay gắt hơn trong thời gian gần đây.

'Bắt nạt ảo' như này xảy ra trên mạng online có khả năng phát tán cao, nội dung lại mang tính kích thích. Theo đó, nó phản ánh hiện thực ngày nay, việc hủy hoại danh dự trên cộng đồng mạng được xử nặng hơn hủy hoại danh dự thông thường. Trường hợp của tội nhục mạ, một hình thức khác với hủy hoại danh dự thì không phân biệt online với ngoài đời. Không chỉ vậy, cấp độ cũng thấp. Tuy nhiên, gần đây ở Hàn Quốc cũng có đề xuất phương án chỉnh sửa pháp luật xử lý nặng tội nhục mạ trên online hơn nhục mạ ngoài đời.

loi ac y  - image 3

Những 'anh hùng bàn phím' sao lại để lại những bình luận ác ý?

Các chuyên gia đã phân tích chung về tâm lý của những người để lại bình luận ác ý "Tâm lý về cảm xúc tiêu cực, phẫn nộ, cảm giác bị cưỡng đoạt về xã hội và muốn 'phô trương' về nó chính là nền tảng cơ bản cho hành động này".

Giáo sư Kwak Geumjoo của Khoa tâm lý học trường Đại học Seoul chia sẻ qua cuộc hội thoại với nocutnews CBS "Họ có thể dễ dàng đưa sự phẫn nộ của bản thân, tình cảm phê phán, v.v... lên mạng và dù có như vậy thì bản thân cũng không được bộc lộ một cách dễ dàng nên họ dốc thêm những cảm xúc tiêu cực rồi giải tỏa nó qua hành động này". Vì là mạng cộng đồng, đưa ra ý kiến tiêu cực như lời ác ý không phải lộ danh tính bởi tính năng giả danh nên việc làm ấy lại trở nên mạnh mẽ, táo bạo hơn. 

Giáo sư Khoa trị liệu tâm lý trường Đại học Dankook Lim Myeongho cũng đưa ra ý kiến tương tự.
"Đây là hành động mà những người có nhận thức mình bị hại như cảm giác hụt hẫng hay bị tước đoạt trước cuộc sống muốn được quan tâm giống như tâm lý bồi thường. Ngoài ra, một số kẻ kích động xúi giục khi đăng những lời bình luận ác ý thì loan nó ra rồi với sự đồng lòng trong tập đoàn của họ rồi muốn khoa trương cho mọi người thấy mình cũng có sức mạnh trong việc này".

Hai giáo sư đã chú ý tới tâm lý quần chúng của đại chúng tham gia vào việc lan truyền nhanh trên mạng internet. 

Giáo sư Kwak chia sẻ "Việc nhiều người tụ tập ở ngoài không dễ nhưng trên mạng online lại không như vậy. Nếu áp dụng tâm lý quần chúng trong tình huống nhiều người tụ tập (phê phán qua những lời ác ý) thì nó dễ dàng trở nên quá kích một cách cực đoan".

Không chỉ mình mình gửi những lời ác ý mà cả những người khác cũng gõ những lời tiêu cực và phê phán giống mình nên có được cảm giác an toàn và xác định luôn là lời ác ý này không còn ở phạm vi nhỏ, vượt quá đạo đức của một người.

Giáo sư Lim cũng đưa ra ý kiến về những con người bàng quan im lặng ngoài những quần chúng kia. 

"Khi những người không biết nhìn vào thì có thể trông như những người đưa ra lời ác ý là đúng nhưng tôi nghĩ việc này có ảnh hưởng của những người bàng quan im lặng. Những nhân tố này cần nỗ lực để đưa ra những lời, ý kiến ngược lại, phản bác lại". 

ac y  - image 1

Kết quả thì, người đăng những lời ác ý, tức, những người khuấy động những kẻ kích động cùng những quần chúng lan tin này là sự thật và phê phán nó đã hình thành nên thế giới địa ngầm vô pháp dành riêng cho những lời ác ý trên mạng online.

Những lời bình ác ý hình thành lịch sử cho riêng mình và tiến hóa đến mức của bắt nạt ảo nhưng đến giờ vẫn chưa có đối sách dứt điểm cho việc này.

Về kết quả thu thập được, các chuyên gia cũng chia sẻ cách giải quyết cơ bản cho những bị hại bởi những lời bình ác ý 'Văn hóa mạng trưởng thành của đại chúng' nhưng đây vẫn diễn ra thường ngày như chuyện ở huyện trong xã hội Hàn Quốc

Với việc này, hai Giáo sư cũng đưa ra loạt đối sách giải quyết nhưng trên thực tế nó không giải tỏa hết được. Chính xác mà nói, cách giải quyết đối sách cũng chỉ tạm thời, hơn hết, để tạo dựng nền văn hóa mạng trưởng thành, lành mạnh thì chúng ta cần sự tích cực của đại chúng hơn bao giờ hết. Nhất là thời điểm hiện tại.

 

Hình ảnh: Internet
Nguồn: nocutnews

Ying
3 người theo dõi

Từ khóa:

FSN CORPORATION

299 Hoàng Diệu, Phường 06, Quận 4, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
[Tel] (028) 3925 5050 (Line: 303)
[Email] official@kculture.vn
[Website] kculture.vn

Copyright © KCULTURE All Rights Resverved