Idol số 1 thì cũng có ngày 'hết thời', 'thất nghiệp': vậy họ sẽ làm được gì khi không còn fan?
1K 0 0
Không có gì tồn tại mãi mãi, sự nổi tiếng cũng vậy, không ai có thể tỏa sáng mãi mãi và đây là những con đường mà thần tượng thường chọn khi trở thành "cựu sao"
Hàn Quốc đã thành công trong việc đưa giải trí trở thành ngành công nghiệp thực sự với sự phát triển mạnh mẽ nhất Châu Á hiện nay. Bắt đầu từ năm 2007, làn sóng Hallyu không chỉ đưa âm nhạc mà cả nền văn hóa, du lịch và bản sắc dân tộc Hàn Quốc được truyền bá rộng rãi ra toàn Thế Giới.
Idol trở thành nghề nghiệp 'mơ ước' của nhiều bạn trẻ vì được nổi tiếng và thu nhập cao, tuy nhiên Kpop của ngày hôm nay không còn giống Kpop của 10-20 năm về trước, khi mà mỗi năm, Kpop chứng kiến hàng trăm nhóm nhạc tân binh "lên sàn" nhưng chưa tới 1/10 trong số đó trụ lại được vì mức độ cạnh tranh và đào thải quá cao.
Hợp đồng trung bình của thần tượng ngày nay kéo dài khoảng 7 năm nhưng theo fan Kpop, khoảng "thời gian hoàng kim" để nhóm có thể phát triển tốt nhất chỉ từ 3-5 năm sau đó danh tiếng sẽ rơi vào tình trạng "bão hòa" và rồi theo thời gian sự nổi tiếng sẽ mất dần, không phải tài năng của họ đi xuống mà là vì lớp trẻ tân binh rồi sẽ vươn lên và rồi đến một lúc nào đó thần tượng cũng sẽ phải từ bỏ nghề nghiệp mà mình đã theo đuổi hết cả tuổi trẻ và quay về cuộc sống của một người bình thường, thế nhưng điều này cũng chẳng dễ dàng.
Nghe thật kì lạ nhưng thực tế, thần tượng gia nhập làng giải trí khi còn rất trẻ, họ được công ty quản lý lo từ A-Z nên không có kinh nghiệm nhiều trong đời sống, nhiều thần tượng còn không có bằng cấp 3/đại học, kiến thức xã hội - kiến thức chuyên môn đều không có, vậy họ sẽ có thể làm gì sau khi rời ngành giải trí? Và đây sẽ là câu trả lời:
Tận dụng độ nổi tiếng còn lại để trở thành Youtuber/BJ livestream
Đã quen thuộc với việc đứng trước camera cho nên nghề nghiệp này được coi là phù hợp với thế mạnh của họ. Đây còn được xem là nghề xu hướng, mang lại thu nhập cao. Những cựu thần tượng theo nghiệp này có thể kể đến như G.O (MBLAQ), H.O (MADTOWD) hay Dahee (GLAM)...
Lee Soo Hyun đã hoạt động như một Youtuber khi hoạt động âm nhạc bị tạm dừng
G.O theo đuổi nghề BJ khi không thể trụ lại trong ngành công nghiệp âm nhạc
Đi học
Con đường này không phải dễ dàng đối với thần tượng vì đã rời khỏi giảng đường quá lâu, thế nhưng vẫn rất nhiều người quyết định chọn việc khó khăn này với quyết tâm xây dựng cuộc sống mới. Học để có thêm chuyên môn sẽ giúp họ có cơ hội đi tiếp con đường mới, nhất là khi xã hội Hàn Quốc vô cùng trọng bằng cấp và kiến thức.
Rời bỏ ngành giải trí, Hyelim (Wonder Girl) sẵn sàng trở thành sinh viên dù ở độ tuổi 25
Kinh doanh
Thần tượng được cho là có thu nhập cao hơn các ngành nghề khác, vì thế mà các thần tượng trẻ luôn ra sức làm việc không chỉ vì nâng cao danh tiếng hơn mà còn giúp họ có một khoản tích lũy dành cho tương lai. hi đã không còn nổi tiếng nữa, họ sẽ sử dụng số vốn liếng tích lũy được để tập tành kinh doanh như mở nhà hàng, sáng lập ra hãng thời trang, đầu tư vào chứng khoán, bất động sản.
Thực tế cho thấy thần tượng ngày này có rất nhiều người đầu tư vào bất động sản như Goo Hara, Big Bang...vì việc này giúp họ có một cuộc sống ổn định và đảm bảo tài chính, kể cả khi dính scandal hay sự nghiệp xuống dốc
KARA tan rã, sự nghiệp cá nhân cũng không nổi bật nhưng Goo Hara vẫn có cuộc sống an nhàn nhờ khoản lời đem lại từ đầu tư bất động sản
Source: TH
Editor: Chu
Chu Quỳnh Như
5 người theo dõi