5 thực tế khốc liệt trong xã hội Hàn Quốc được 'phim ảnh hóa'
245 0 0
Ngay cả những bộ phim viết nên những câu chuyện như mơ cũng phản ánh nhiều thứ thực tế trong xã hội Hàn Quốc: công việc, học tập và các mối quan hệ
Không thể phủ nhận Kpop đã đưa hình ảnh đẹp và văn hóa của Hàn Quốc lan tỏa ra toàn Thế Giới. Ngay tại Việt Nam, có rất nhiều bạn trẻ trở nên yêu thích Hàn Quốc, chọn đất nước này làm địa điểm du học, làm việc và sinh sống mơ ước. Nhưng xã hội Hàn Quốc thực sự ra sao? Dưới đây là 5 điều khốc liệt nhất với người trẻ Hàn Quốc hiện nay. Tất cả đều đã từng được phản ánh thông qua phim ảnh, nhưng dù sao vẫn luôn có khoảng cách nhất định giữa màn ảnh - thực tế.
1. Giá thuê nhà ở Hàn Quốc cực kỳ đắt đỏ
Ở Việt Nam, những bạn đi học Đại học hay bắt đầu đi làm, di chuyển từ quê lên thành phố đều phải thuê phòng trọ đúng không? Hàn Quốc cũng y hệt như thế. Nhưng ở Hàn Quốc, muốn thuê một căn phòng bạn cần một khoản tiền phí rất lớn để đặt cọc, thường là gấp 10 lần tiền thuê. Vì thế với người trẻ Hàn Quốc trong giai đoạn đầu phải độc lập kinh tế , đây là một gánh nặng rất lớn.
Trong bộ phim "Because This Is My First Life ", nhân vật nam chính - Nam Se Hee là người mong muốn có một căn nhà riêng nhưng không đủ khả năng kinh tế. Để giải quyết vấn đề, anh đã cho thuê căn phòng để có thêm tiền, còn cô nàng Yoon Ji Ho - người có thể thuê được chỗ ở với giá rẻ . Sau nhiều vấn đề, một bản "hợp đồng hôn nhân" được lập ra cũng cho thấy khái niệm hôn nhân của người trẻ Hàn Quốc.
2. Hồ sơ xin việc: không chỉ học vấn, phải có thêm rất nhiều kinh nghiệm
Hồ sơ việc làm ở Hàn Quốc được gọi là "SPEC", viết tắt của "Specification" (đặc điểm), thường được dùng trong các tài liệu kỹ thuật. Người Hàn Quốc cụ thể hóa các điều kiện và đưa tiêu chí về ứng viên thông qua một loạt các yêu cầu cố định phải có trong SPEC, đó là: Học vấn tại thời điểm xin việc / Điểm số / Chứng chỉ ngoại ngữ / Giấy chứng nhận du học nước ngoài / các loại giấy chứng nhận / Giải thưởng / Kinh nghiệm thực tập / Giấy chứng nhận tham gia các hoạt động xã hội / Ngoại hình.
Điều này có nghĩa, nếu muốn làm việc trong tập đoàn lớn Hàn Quốc, chuyên môn chưa đủ mà còn phải có kinh nghiệm đời sống. Điều này có thể thấy thông qua bộ phim đình đám nhất năm 2019 "SKY Castle". Để vào được trường Đại học hàng đầu, các hoạt động tình nguyện, bữa ăn, câu lạc bộ sách và vô số thứ cần phải học, phải làm.
3. Hệ thống thực tập
Ở Hàn Quốc, chi phí học Đại học rất cao. Vì thế từ năm 2 các sinh viên đã bắt đầu tham gia vào việc thực tập, vừa để kiếm thêm thu nhập vừa để gia tăng mức độ cạnh tranh trong ngành. Ý nghĩa ban đầu của thực tập vốn là quá trình đào tạo trước khi trở thành nhân viên chính thức. Thời gian kéo dài từ 3 tháng đến 1 năm. Sau khi kết thúc, sẽ có đánh giá nhân sự. Nếu vượt qua, bạn có thể trở thành nhân viên chính thức.
Ban đầu đây là phương pháp để doanh nghiệp kiểm tra năng lực của người mới nhưng giờ đây nó lại trở thành một cách để một số nhà tuyển dụng Hàn Quốc tạo lợi ích riêng. Bằng cách tuyển dụng thực tập nhưng không cho họ trở thành nhân viên chính thức, điều này giúp họ chỉ cần chi trả mức lương thấp nhất. Và hết thời gian thực tập, họ có thể tìm ra các lý do bắt bẻ để bạn không muốn làm việc tiếp vào ngày mai.
4. Để trở thành công chức, dù mất hơn 10 năm, tôi vẫn sẵn sàng
Theo khảo sát của Hàn Quốc, gần một nửa sinh viên tốt nghiệp Đại học đang chuẩn bị cho các kì thi công chức. Nhưng tại sao công chức lại được nhiều người muốn làm đến thế? Thực tế xã hội Hàn Quốc cạnh tranh rất gay gắt, tỷ lệ thất nghiệp tại Hàn Quốc đang khá cao nhưng cần rất nhiều kinh nghiệm để có việc làm. Nhưng trở thành công chức thì chỉ cần vượt qua bài kiểm tra (dù cực kì khó) nhiều người sẽ có việc làm ngay cả khi họ không có các kinh nghiệm đặc biệt. Sau khi thành công chức, họ cũng không lo bị sa thải. Sau khi nghỉ hưu sẽ nhận được trợ cấp thâm niên.
Sự cạnh tranh trong các kì thi công chức thực sự rất khắc nghiệt khi tỷ lệ đầu vào chỉ có 2%. Vì vậy có rất nhiều người đã không đậu bài kiểm tra suốt 10 năm. Nhưng họ vẫn không từ bỏ và cố gắng cho lần tiếp theo, cứ thế nối tiếp nhau cho đến khi thành công.
5. Ngay cả giấc mơ cũng bắt đầu tan vỡ vì thực tế quá khó khăn
Có một điều được gọi là "kỷ nguyên 880.000 won" ở Hàn Quốc. Đây là mức lương thấp nhất ở Hàn Quốc. Nhưng chi phí sinh sống ở Hàn lại cực kì đắt đỏ. Nếu đang làm việc với mức lương này, trừ đi các chi phí sinh hoạt cơ bản: tiền nhà, nước, điện, thực phẩm, giao thông vận tải...bạn sẽ chẳng còn bao nhiêu. Nếu muốn giải trí hoặc đi chơi với bạn bè sẽ rất khó khăn. Thật khó để theo đuổi được cuộc sống chất lượng.
Giới trẻ Hàn Quốc đang hướng đến kỷ nguyên "ba cú ném" và thậm chí kỷ nguyên của "năm cú ném" hay "bảy cú ném" . "Ba cú ném" đề cập đến việc từ bỏ kế hoạch tình yêu, hôn nhân và con cái. "Năm cú ném" cộng thêm đời sống xã hội, mua nhà và "bảy cú ném" sẽ cộng tiếp với ước mơ và hy vọng.
Có một thuật ngữ "Ném toàn bộ" , đây chính xác là cuộc sống đen tối. BTS cũng sử dụng từ tương tự trong bài hát "Dope", nơi nhóm khuyến khích những người trẻ cảm thấy bị vứt bỏ có thể trở nên tin tưởng vào những nỗ lực của họ và vô số cơ hội có thể xảy ra trong tương lai.
Source: TH
Chu Quỳnh Như
5 người theo dõi